Blog

4 Lợi ích của tư thế Yoga Vặn xoắn đối với sức khỏe và những lưu ý khi tập luyện

Bạn có biết các tư thế Yoga vặn xoắn mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe, tiêu biểu nhất đó là việc giúp làm cột sống linh hoạt, giúp giảm đau phần thắt lưng, mát xa cho các cơ quan tiêu hoá và vô vàn những lợi ích khác. 

Hãy cùng Yogadaily khám phá nhiều hơn về những lợi ích mà các tư thế Yoga vặn xoắn mang lại đồng thời chia sẻ những kỹ thuật nào giúp cho việc vặn xoắn của bạn vừa hiệu quả mà vừa an toàn nhé. 

Loi ich cua Yoga van xoan danh cho suc khoe

Tư thế vặn xoắn được xem là những tư thế Yoga cơ bản nên thường khá đơn giản, dễ thực hiện và thường có mặt trong hầu hết các buổi tập Yoga, từ cơ bản cho đến nâng cao. Tập các tư thế Yoga vặn xoắn thường xuyên, bạn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe sau:

Tăng cường chức năng tiêu hóa

Hiện nay, tỷ lệ người mắc chứng bệnh về hệ tiêu hóa, đường ruột trở nên vô cùng phổ biến. Điều này mang lại sự khó chịu và không thoải mái cho người bệnh. Trong cấu tạo cơ thể, dạ dày, ruột và gan là những cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Trong lúc thực hiện các tư thế Yoga vặn xoắn giúp siết chặt và tạo áp lực cho các cơ quan này. Và sau khi thoát thế sẽ có một dòng máu mang theo thật nhiều oxy và chất dinh dưỡng chảy mạnh mẽ qua các cơ quan đó, giúp chúng được mát xa cũng như tiếp thêm năng lượng. Chính vì vậy việc tập các tư thế vặn xoắn thường xuyên sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan trong hệ tiêu hóa, từ đó chức năng của các cơ quan này cũng được cải thiện.

Loi ich cua Yoga van xoan danh cho suc khoe 2

Giải độc cơ thể

Quá trình này gọi là “vắt-ép-ngấm”. Như đã đề cập ở trên, khi thực hiện các tư thế vặn xoắn, bạn sẽ hạn chế lượng máu lưu thông qua các cơ quan tiêu hóa, sau đó, dòng máu này sẽ lưu thông mạnh mẽ trở lại khi bạn thoát khỏi tư thế. Và điều này giúp cho tế bào được làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể giúp cho việc trao đổi chất và hệ bài tiết làm việc hiệu quả hơn. Do đó, tập các tư thế này thường xuyên sẽ rất có lợi cho lá lách, tuyến tụy, dạ dày, thận và gan của bạn đấy.

Loi ich cua Yoga van xoan danh cho suc khoe 3

Cải thiện chuyển động linh hoạt của lưng và cột sống

Các tư thế vặn xoắn khiến cơ lưng được làm mạnh và kéo giãn đồng đều cả 2 bên với nhau, giúp nó được giải phóng những áp lực, máu huyết lưu thông tốt hơn, gia tăng khả năng chuyển động tự nhiên của cột sống. Cột sống của bạn được tạo hoá ban tặng chuyển động rất linh hoạt. Nếu không sử dụng hết các loại chuyển động của cột sống sẽ dẫn đến việc cứng khớp và các mô sẽ bị co ngắn lại và hoạt động một cách bất thường. Thông qua việc thường xuyên kéo giãn cơ và các động tác vặn xoắn từ một đến hai lần mỗi ngày, chúng ta có thể giúp cột sống linh hoạt và uyển chuyển hơn, hạn chế tình trạng cứng khớp đau mỏi. 

Loi ich cua Yoga van xoan danh cho suc khoe 4

Tiếp thêm năng lượng, giảm căng thẳng

Việc ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính, ngồi lái xe trong thời gian dài, ngồi hoặc đứng sai tư thế… làm cho khoảng cách giữa các đốt sống bị thu hẹp đáng kể. Điều này không những làm cho cột sống của bạn bị đau mỏi mà nó còn làm cho năng lượng đi xuống, căng thẳng đi lên. Khi thực hiện tư thế vặn xoắn, cột sống sẽ được tác động và việc kéo dài cột sống sẽ tạo ra khoảng cách giữa các đốt sống giúp máu huyết được lưu thông tốt từ đó năng lượng cũng được thúc đẩy lên nhanh chóng.

Tư thế Yoga vặn xoắn cũng rất hữu ích trong việc loại bỏ với căng thẳng khi bạn kết hợp nó với hơi thở. Vừa vặn xoắn vừa hít thở sâu và nhẹ nhàng bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái về cả mặt cơ thể lẫn tinh thần đấy.

Loi ich cua Yoga van xoan danh cho suc khoe 5

Bạn có đồng ý rằng tư thế vặn xoắn có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu chúng ta tập luyện không đúng kỹ thuật nó sẽ gây cho chúng ta những nguy cơ và rủi ro không đáng có. Chính vì vậy việc tập luyện với kỹ thuật đúng hết sức cần thiết.. Cùng Yogadaily tìm hiểu xem những kỹ thuật đúng đó là gì nhé

enlightened

Khi vặn xoắn chúng ta sẽ tác động vào phần cột sống lưng chính vì vậy việc kéo giãn phần cột sống lưng trước khi vặn xoắn là hết sức cần thiết. Nó giúp cho phần giữa các đốt sống có không gian thoải mái hơn, hạn chế sự đè nén gây tổn thương nên phần này. Bạn cũng cần kết hợp với hơi thở để cho tư thế vặn xoắn của chúng ta vừa được kéo giãn vừa được thả lỏng, thoải mái, giúp cho việc vặn xoắn hiệu quả hơn.

Loi ich cua Yoga van xoan danh cho suc khoe 6

Hãy tập trung vào phần đốt sống ngực của bạn thay vì tập trung xoay đốt sống cổ. Mở ngực là điều rất quan trọng trong hầu hết các tư thế vặn xoắn. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy lưu tâm hơn đến phần ngực của mình trước khi quan tâm đến mình có vặn được nhiều hay không nhé. 

Mặc dù mang lại nhiều rất nhiều lợi ích về mặt sức khoẻ nhưng các tư thế Yoga vặn xoắn thường không phù hợp phụ nữ đang có thai. Ngoài ra, những người có các vấn đề mãn tính về tiêu hóa, vấn đề về khớp cùng chậu, cột sống cũng cần phải có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện.

**

Dưới đây là một bài tập Yoga vặn xoắn nhẹ nhàng và hiệu quả mà Yogadaily muốn dành tặng cho bạn, giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời về cả cơ thể và tinh thần. Cùng trải thảm ra và tập luyện cùng với Yogadaily thôi nào!

 

Tác giả: HLV Yoga Trần Thư - Học viện Yogadaily.

Hình ảnh: HLV Yoga Trần Thư - Học viện Yogadaily.

enlightenedenlightenedenlightened

 

Có thể bạn quan tâm:

Tất tần tật về khóa đào tạo huấn luyện viên yoga

Thời điểm tốt nhất để học huấn luyện viên yoga

Học huấn luyện viên yoga online - xu thế mới

Nên học HLV Yoga ở đâu

Học Yoga bao lâu thì dạy được

Học Huấn luyện viên Yoga bao nhiêu tiền