Hôm nay mình chia sẻ một quan điểm hoàn toàn không nói gì đến lĩnh vực Yoga, nhưng lại rất hữu dụng cho những ai đang tập Yoga, đặc biệt là những bạn đã và đang học khóa Huấn luyện viên Yoga.
3 điều bắt buộc PHẢI có thì mới thực sự là học và dung nạp trọn vẹn kiến thức:
* Sự học không bao giờ là đủ.
Lenin từng có câu nói bất hủ ‘Học, học nữa, hoạc mãi’. Sự học không ngừng này đúng cho mọi lứa tuổi, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề.
Những người thành công, giàu có và hạnh phúc là những người luôn luôn tìm tỏi, học hỏi ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời gian nào và từ bất cứ người nào, chứ không nhất thiết là phải học trong trường, lớp nào đó.
Trên thực tế thì số người ‘không ngừng học’ này lại không nhiều. Người ta thường học như một ‘cỗ máy học’. Học trường này, trường kia mục đích chỉ để nhận cái bằng, cái chứng chỉ, và rồi coi đó là kiến thức tối thượng, không cần phải học thêm gì nữa. Thậm chí có những người vì ‘cái tôi’ ảo tưởng quá lớn mà bảo thủ không thèm học hỏi từ những người cùng lứa hoặc thế hệ sau mình. Những người này đã tự đóng cửa một phần thế giới của mình.
Triết gia nổi tiếng người Mỹ Benjamin có câu nói bất hủ “Nhiều người chết từ năm 25 nhưng mãi đến 75 tuổi mới được chôn cất’, tương đương với hình ảnh ẩn dụ của Việt Nam “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu nói này mô tả những kẻ tưởng mình đã biết tất cả và sống phần đời còn lại trong thế giới ảo tưởng của mình.
* Học PHẢI đi đôi với hành.
Triết lý đơn giản này ai ai cũng cho mình là hiểu được nó, nhưng thực tế thì ngược lại. Bởi người ta chỉ có thể hiểu những gì mà người ta ứng dụng, và ngược lại, người ta sẽ ứng dụng ngay những gì mà người ta thực sự hiểu.
Lối học của phần lớn những người tôi quen biết là học, học tiếp, học cao hơn nữa. Học đến khi nào không thể học được nữa thì ra mở lớp dạy học lý thuyết chứ chẳng bao giờ dám ứng dụng những kiến đã học vào cuộc sống thực tế. Đó đơn giản là những ‘cỗ máy học’.
Mục đích của việc học là để ứng dụng kiến thức vào cuộc sống, chia sẻ kiến thức và trải nghiệm với cộng đồng, mang lại sự hiệu quả, niềm vui và sự sung túc cho bản thân. Vậy cứ học rồi lại học suông thì để làm gì??? Phải chăng là để lấy mấy cái bằng, đóng khung thật đẹp rồi trưng trong tủ?
* Kết quả học phải thể hiện bằng GIÁ TRỊ THỰC.
Hầu hết người đi học đều có một quan tâm đầu tiên là bằng cấp mình nhận được có giá trị như thế nào. Đây là một băn khoăn rất đúng đắn.
Chỉ trừ những người học để bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thì có thể họ không cần bằng, còn lại thì cũng nên tìm hiểu kỹ xem cái bằng mình nhận được có giúp mình xin việc hay hành nghề hợp pháp hay không. Đó là mục tiêu tối thiểu của việc học.
Tuy nhiên, giá trị thực của việc học không nằm ở cái bằng. Nó chính là sự ứng dụng của người học.
Có người học xong, nhận bằng tốt nghiệp của những trường lớp có uy tín, danh tiếng nhưng sau đó vẫn hoài nghi về giá trị bằng cấp và tìm kiếm những cái bằng khác để bổ sung giá trị. Thực ra, những người này chỉ cần điều chỉnh cái giá trị năng lực của chính bản thân họ. Học xong mà lại thiếu tự tin, thiếu quyết tâm, không dám ứng dụng những gì được học vào thực tế để mang lại giá trị cho bản thân và cho người khác. Cứ thế loay hoay, bế tắc tìm hết đường này đến đường khác và rồi cuối cùng đổ lỗi cho mấy cái tờ giấy xanh xanh đỏ đỏ được gọi là bằng cấp, chứng chỉ.
Trong thế giới hiện đại, chỉ có những công ty sắp phá sản hoặc mô hình kinh doanh lừa đảo mới chấp nhận tuyển nhân sự chỉ thông qua bằng cấp mà không cần kiểm tra năng lực thực tế.
Bạn có thể chọn trở thành một chuyên gia thực thụ hoặc chỉ là một ‘cỗ máy học’.
Mr Mạnh
LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC KHÔNG PHẢI LÀ GIÁO DỤC
Một giáo sư đưa cho mỗi sinh viên một quả bóng bay, những người này phải thổi phồng nó lên, viết tên của họ lên đó và ném nó ra hành lang.
Giáo sư sau đó trộn tất cả các quả bóng bay. Các học sinh có 5 phút để tìm quả bóng của riêng mình. Bất chấp một cuộc tìm kiếm ráo riết, không ai tìm thấy quả bóng bay của họ. Tại thời điểm đó, giáo sư yêu cầu các sinh viên lấy quả bóng bay đầu tiên mà họ tìm thấy và đưa nó cho người có tên được viết trên đó. Trong vòng 5 phút mọi người đã có quả bóng của riêng mình.
Giáo sư nói với các sinh viên: “Những quả bóng bay này giống như niềm hạnh phúc. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy nó nếu tất cả mọi người đang tìm kiếm của riêng họ. Nhưng nếu chúng ta quan tâm đến hạnh phúc của người khác, chúng ta cũng sẽ tìm thấy hạnh phúc của mình".
Có thể bạn quan tâm:
Tất tần tật về khóa đào tạo huấn luyện viên yoga
Khóa học hlv yoga cho người mới bắt đầu
Con đường trở thành huấn luyện viên yoga
Thời điểm tốt nhất để học huấn luyện viên yoga
Nên đăng ký khóa học huấn luyện viên yoga 200h hay 300h
Yoga train the trainer - Khóa đào tạo Nhà đào tạo HLV Yoga chuyên nghiệp